Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
      Để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tạo ra sự đặc thù cho sản phẩm, dịch vụ của mình theo hai hướng, hoặc làm tốt hơn và bán đắt hơn, hoặc làm đơn giản hơn và bán rẻ hơn. Trong trong trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của mình theo hướng hoàn thiện hơn, với chi phí cao hơn nhưng được bán với giá cao hơn mà vẫn được thị trường chấp nhận.

     Trong trường hợp thứ hai, doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt theo hướng ngược lại, đơn giản hóa cung sản phẩm và dịch vụ, với chi phí thấp hơn và sử dụng mức giá thấp hơn để chinh phục thị trường. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp đều có lợi khi tạo ra được một chênh lệch dương giữa chi phí và giá bán, tức là có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nội dung chiến lược khác biệt hóa

     Một doanh nghiệp theo đuổi chiên lược khác biệt hóa phải xác định cho mình nguồn của khác biệt hóa. Doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt về hình thức mẫu mã, bao bì, sản phẩm; chất lượng sản phẩm/dịch vụ; dịch vụ trong và sau khi bán; quảng cáo; uy tín, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; hệ thống phân phối, v.v… Có thể nói, nguồn của sự khác biệt hóa là vô tận đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý với thời gian tồn tại hay tính lâu dài của các đặc điểm khác biệt hóa. Nếu sụ khác biệt hóa dựa trên các nguồn lực hữu hình như máy móc, công nghệ, tức là sự khác biệt sản phẩm xuất phát từ thiết kế, mẫu mã hay các đặc tính của sản phẩm thì thời gian tồn tại của chúng ngắn vì rất dễ bị bắt chước. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khi đó sản phẩm lại trở nên khó bắt chước hơn. Nếu sự khác biệt hóa xuất phát từ các nguồn lực vô hình như bí quyết, dịch vụ, con người, chất lượng, uy tín, danh tiếng thì thời gian tồn tại lâu hơn do đối thủ cạnh tranh rât khó bắt chước các đặc điểm này.

     Trên cơ sở xác định nguồn tạo ra sự khác biệt, doanh nghiệp tiến hành các hoạt động để tạo ra sự khác biệt đó. Sử dụng chuỗi giá trị cho phép doanh nghiệp gắn kết các hoạt động cần thiết để tạo ra giá trị cho khách hàng trong khi triển khai chiến lược cạnh tranh của mình. Ví dụ, tại hoạt động cung ứng đầu vào, doanh nghiệp có thể tổ chức vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu cẩn thận để giảm tỷ lệ tổn thất và đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh những yêu cầu đặc thù của khách hàng cũng là một cách để tạo ra sự khác biệt. Có những doanh nghiệp, nếu xét về chất lượng và mẫu mã sản phẩm thì không có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên doanh nghiệp tổ chức tốt quy trình đặt hàng, thủ tục giao nhận chính xác, thuận tiện và chính sự khác biệt trong hoạt động cung ứng đầu ra này cũng là một nghiệp tố tạo ra sự khác biệt. Có thể nói, bất cứ hoạt động nào trong chuỗi giá trị cũng có thể trở thành nguồn tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp để thu hút khách hàng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quan tri chien luoc la gi, mục tiêu chiến lược