Tất cả bài viết

Được tạo bởi Blogger.
Khái niệm

     Chiến lược trọng tâm là chiến lược mà theo đó, doanh nghiệp tập trung phục vụ nhu cầu của một phân đoạn thị trường nhất định. Chiến lược trọng tâm chủ yếu định hướng phục vụ nhu cầu của một nhóm hữu hạn người tiêu dùng hoặc một mảng thị trường, nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ để cạnh tranh với các đối thủ có ưu thế.

Nội dung chiến lược

     Chiến lược trọng tâm khác với hai chiến lược trên ở chỗ doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này chỉ phục vụ nhu cầu của một số nhóm khách hàng hoặc phân đoạn thị trường nào đó. Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tậptrung chủ nghiệp phục vụ thị trường hẹp, có thể đó là một vùng, một loại khách hàng hoặc một loại sản phẩm.

Chiến lược trọng tâm

     Như vậy, khi lựa chọn chiến lược này, trước tiên, doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu của mình là gì? Thị trường mục tiêu được phân theo khu vực địa lý, theo nhóm khách hàng hay theo dòng sản phẩm? Tiếp theo, doanh nghiệp xác định nguồn của lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ áp dụng là dựa vào chi phí thấp hay khác biệt hóa.

     Doanh nghiệp tạo ra phân đoạn thị trường mục tiêu như thế nào? Có hai cách để tạo ra phân đoạn thị trường này: Quyết định thâm nhập vào thị trường ngách (thị trường còn bỏ ngỏ) tạo ra thị trường mục tiêu mới trên cơ sở cung cấp các sản phẩm/dịch vụ mới.

     Một doanh nghiệp theo chiến lược trọng tâm có nhiều cơ hội để phát triển các hoạt động riêng của mình và cạnh tranh với các doanh nghiệp chi phí thấp và khác biệt hóa đang có xu hướng lớn hơn lên. Khi tập trung vào một đoạn thị trường hạn chế, doanh nghiệp có thể làm giảm bớt các sức ép từ đối thủ cạnh tranh, nhất là các đối thủ có tiềm năng lớn vì thị trường nhỏ vừa không hấp dẫn vừa không phải là mục tiêu đối với các doanh nghiệp lớn. Chiến lược trọng tâm tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp tìm cách lấp đầy khoảng trống nhu cầu cần thiết của khách hàng.

     Một doanh nghiệp theo chiến lược trọng tâm có thể có nhiều cách để phát triển lợi thế cạnh tranh. Một khi đã chọn phân đoạn thị trường mục tiêu doanh nghiệp có thể theo đuổi chiến lược này thông qua khác biệt hóa sản phẩm hoặc chi phí thấp. Việc khác biệt hóa sản phẩm có thể là cao hoặc thấp phụ thuộc việc doanh nghiệp nhấn mạnh đến việc theo đuổi chi phí thấp hay khác biệt hóa sản phẩm.

Ưu và nhược điểm của chiến lược

     Chiến lược trọng tâm có ưu điểm giúp doanh nghiệp đạt được mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình, tránh đối đầu với các đối thủ cạnh tranh hiện tại lớn trên thị trường, tạo ra sự trung thành của khách hàng trên phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn.

     Bên cạnh ưu điểm đó, chiến lược có nhược điểm là khả năng giảm chi phí thấp do quy mô thị trường hẹp. Thêm vào đó, khi thị trường mục tiêu biến mất do sự thay đổi nhu cầu trên mảng thị trường đó thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.



Ưu điểm của chiến lược

     Cũng tương tự như đối với chiến lược chi phí thấp, khi tiến hành chiến lược đa dạng hóa, những ưu điểm đối với doanh nghiệp được xem xét trong khuôn khổ các lực lượng cạnh tranh trong ngành:

Đổi với những doanh nghiệp cạnh tranh hiện lại

     Doanh nghiệp ít bị cạnh tranh bởi các đối thủ này do khách hàng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp khác biệt hóa và sản phẩm doanh nghiệp khó bị bắt chước.

Đi với khách hàng

     Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp tạo ra lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi khách hàng đã quen sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với những nghiệp tố đặc thù thi họ thường rất khó thay đổi chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp khác. Đây chính là nghiệp tố giúp doanh nghiệp đối phó với cạnh tranh. Khách hàng có xu hướng trung thành với những sản phẩm có đặc điểm khác biệt và mang lại giá trị cao cho họ. Khi mà khách hàng càng trung thành với nhãn hiệu thì họ càng ít bị tác động bởi các nghiệp tố về giá cả. Tức là sự nhạy cảm về giá trong trường hợp này giảm, do đó doanh nghiệp ít bị sức ép đòi giảm giá. Thêm vào đó, khách hàng còn bị phụ thuộc vào doanh nghiệp, người cung cấp sản phẩm đặc thù thỏa mãn nhu cầu của họ.

Đối với nhà cung cấp

     Đối với chiến lược khác biệt hóa, để có được sản phẩm đặc thù đòi hỏi nghiệp tố đầu vào cũng phải ở một mức độ chất lượng cao nhất định và có thể giá cả đầu vào cũng cao khiến cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên doanh nghiệp quan tâm tới việc sản phẩm được khách hàng chấp nhận với mức giá là bao nhiêu hơn là vấn đề về chi phí sản xuất. Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể chấp nhận sự táng giá nguyên vật liệu đầu vào tốt hơn so với các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thấp.

Đổi với các đối thủ tiềm ấn

     Sự khác biệt hóa và lòng trung thành đối với nhãn hiệu sản phẩm là rào cản đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh phải tạo ra thế mạnh riêng, sự khác biệt đặc trưng của mình, và điều này rất tốn kém, chi phí lớn.

Ưu và nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa

Đối với sản phẩm thay thế:

     Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế có thể sẽ nhẹ bớt vì phụ thuộc vào khả năng của các sản phẩm của các đối thủ thỏa mãn cùng những nhu cầu của khách hàng của hãng khác biệt hóa và khả năng phá vỡ lòng trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Trong trường hợp xuất hiện sản phẩm thay thế, doanh nghiệp phải định giá sản phẩm sao cho mức giá vẫn được thị trường chấp nhận..

Những nhược điểm cơ bản của chiến lược:

     Chiến lược này thường đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư lớn vìsự khác biệt hóa.

- Khả năng dễ bị bắt chước nhanh chóng bởi các đối thủ khác trong ngành. nhất là khi sự khác biệt hóa của sản phẩm xuất phát từ thiết kế và đặc điềm vật lý của sản phẩm. Khi bị bắt chước, lợi thế về khác biệt hóa của doanh nghiệp sẽ biến mất.        

- Khi theo đuổi chiến lược, doanh nghiệp dễ đưa ra những sản phẩm với những đặc tính cao quá mức cần thiết dẫn đến tốn kém nhưng khách hàng không cần, không xem trọng hoặc không biết đến và không đánh giá cao.

     Việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ không cho phép doanh nghiệp xem nhẹ vấn đề chi phí. Phần chênh lệch giá phái lớn hơn chi phí bổ sung để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm. Nếu không đảm bảo nguyên tắc đó, doanh nghiệp sẽ mất ưu thế cạnh tranh. Hơn nữa, khi doanh nghiệp đang tìm cách khác biệt hỏa sản phẩm thì cần hướng mục đích vào việc đạt mức chi phí tương đương hoặc gần tương đương với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, cần phải giảm chi phí ở những phần nào không làm ảnh hưởng đến tính khác biệt của sản phẩm.


Đọc thêm tại:
      Để tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể tạo ra sự đặc thù cho sản phẩm, dịch vụ của mình theo hai hướng, hoặc làm tốt hơn và bán đắt hơn, hoặc làm đơn giản hơn và bán rẻ hơn. Trong trong trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và dịch vụ của mình theo hướng hoàn thiện hơn, với chi phí cao hơn nhưng được bán với giá cao hơn mà vẫn được thị trường chấp nhận.

     Trong trường hợp thứ hai, doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt theo hướng ngược lại, đơn giản hóa cung sản phẩm và dịch vụ, với chi phí thấp hơn và sử dụng mức giá thấp hơn để chinh phục thị trường. Trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp đều có lợi khi tạo ra được một chênh lệch dương giữa chi phí và giá bán, tức là có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nội dung chiến lược khác biệt hóa

     Một doanh nghiệp theo đuổi chiên lược khác biệt hóa phải xác định cho mình nguồn của khác biệt hóa. Doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt về hình thức mẫu mã, bao bì, sản phẩm; chất lượng sản phẩm/dịch vụ; dịch vụ trong và sau khi bán; quảng cáo; uy tín, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; hệ thống phân phối, v.v… Có thể nói, nguồn của sự khác biệt hóa là vô tận đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý với thời gian tồn tại hay tính lâu dài của các đặc điểm khác biệt hóa. Nếu sụ khác biệt hóa dựa trên các nguồn lực hữu hình như máy móc, công nghệ, tức là sự khác biệt sản phẩm xuất phát từ thiết kế, mẫu mã hay các đặc tính của sản phẩm thì thời gian tồn tại của chúng ngắn vì rất dễ bị bắt chước. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Khi đó sản phẩm lại trở nên khó bắt chước hơn. Nếu sự khác biệt hóa xuất phát từ các nguồn lực vô hình như bí quyết, dịch vụ, con người, chất lượng, uy tín, danh tiếng thì thời gian tồn tại lâu hơn do đối thủ cạnh tranh rât khó bắt chước các đặc điểm này.

     Trên cơ sở xác định nguồn tạo ra sự khác biệt, doanh nghiệp tiến hành các hoạt động để tạo ra sự khác biệt đó. Sử dụng chuỗi giá trị cho phép doanh nghiệp gắn kết các hoạt động cần thiết để tạo ra giá trị cho khách hàng trong khi triển khai chiến lược cạnh tranh của mình. Ví dụ, tại hoạt động cung ứng đầu vào, doanh nghiệp có thể tổ chức vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu cẩn thận để giảm tỷ lệ tổn thất và đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh những yêu cầu đặc thù của khách hàng cũng là một cách để tạo ra sự khác biệt. Có những doanh nghiệp, nếu xét về chất lượng và mẫu mã sản phẩm thì không có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên doanh nghiệp tổ chức tốt quy trình đặt hàng, thủ tục giao nhận chính xác, thuận tiện và chính sự khác biệt trong hoạt động cung ứng đầu ra này cũng là một nghiệp tố tạo ra sự khác biệt. Có thể nói, bất cứ hoạt động nào trong chuỗi giá trị cũng có thể trở thành nguồn tạo ra sự khác biệt cho doanh nghiệp để thu hút khách hàng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: quan tri chien luoc la gi, mục tiêu chiến lược
     Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược mà theo đó doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh dựa trên tính đặc thù của sản phẩm và dịch vụ cung cấp, được thị trường chấp nhận và đánh giá cao. Mục đích của chiến lược khác biệt hóa là đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ.

Khái niệm chiên lược khác biệt hóa

     Khi một doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, họ có thể đặt mức giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành. Khả năng tăng doanh thu bằng cách đặt giá cao (chứ không phải bằng giảm chi phí như người dẫn đầu về chi phí) cho doanh nghiệp biệt hóa sản phẩm hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của mình và có thể thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Khách hàng có thể trả giá cao hơn so với các sản phẩm thông thường vì họ chấp nhận chất lượng sản phẩm đã được khác biệt hỏa tương ứng với chênh lệch giá đó.

     Doanh nghiệp thực hiện khác biệt hóa có thể quyết định hoạt động  trên phạm vi thị trường rộng, nhưng cũng có thể chi lựa chọn phục vụ một số mảng thị trường mà ở đó có lợi thế khác biệt hóa đặc biệt. Khi quyết định theo đuổi khả năng riêng biệt nào, doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm cầntập trung vào công việc tổ chức và cung cấp các nguồn tạo ra lợi thế khác biệt hóa cho sản phẩm của mình.